Nội quy lao động của công ty

Ngày cập nhật: 12 tháng 8 2017
Chia sẻ
 
-Căn cứ Bộ Luật Lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 23/6/1994; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 01/4/2002 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2003;
 
-Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP; và
 
-Căn cứ tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
 
Sau khi trao đổi thống nhất với Ban Chấp hành công đoàn, Tổng Giám đốc ban hành nội quy lao động thực hiện trong Công ty như sau:
 
 
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
1.Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà Người lao động phải thực hiện khi làm việc tại Công ty; quy định việc xử lý đối với Người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại đến tài sản của Công ty.
 
2.Nội quy lao động áp dụng đối với tất cả mọi Người lao động làm việc trong Công ty theo các hình thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả Người lao động đang trong thời gian tập việc, thử việc, học nghề.
 
3.Các từ viết tắt và chú giải
  • Người lao động Là những người công nhân trực tiếp sản xuất hoặc những nhân viên làm việc tại các bộ phận gián tiếp của Công ty, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tập việc, thử việc, học nghề.
  • Công ty Là Công ty , một công ty Việt Nam được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
  • Tổng Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật và là người quản lý điều hành chung cao nhất của Công ty. 
  • Giám đốc điều hành Là người được Tổng Giám đốc ủy quyền thực hiện tất cả các công việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày trong Công ty.
  • Trưởng phòng Hành chánh – Nhân sự Là người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền lương, phúc lợi, chế độ cho Người lao động.

 

  • Trưởng phòng Hành chánh – Nhân sự Là người chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền lương, phúc lợi, chế độ cho Người lao động.
  • Trưởng phòng Là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các phòng, ban không trực tiếp sản xuất của Công ty.
  • Quản đốc Là người chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng sản xuất.
  • Trưởng bộ phận Là người trực tiếp điều hành một trong các bộ phận của các phân xưởng sản xuất của Công ty.
 
 
 
NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG
 
I.KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
 
1.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
 
1.1Thời gian biểu làm việc
 
Thời gian biểu làm việc của Người lao động như sau:
 
(a)Bộ phận văn phòng
 
-Người lao động làm việc 8 giờ mỗi ngày, bắt đầu từ 7:30 giờ đến 16:30 giờ, trong đó có 1 giờ từ 12:00 giờ đến 13:00 giờ để dùng cơm trưa và nghỉ giải lao.
 
-Một tuần Người lao động làm việc 6 ngày từ thứ hai đến thứ bảy.
 
(b)Bộ phận sản xuất
 
Bộ phận sản xuất sẽ làm việc theo ca.
 
Xưởng 1 – chia làm 4 ca, mỗi ca 6 giờ như sau:
 
-Ca 1 – làm việc từ 6:00 giờ đến 13:00 giờ 
-Ca 2 – làm việc từ 12:00 giờ đến 18:00 giờ 
-Ca 3 – làm việc từ 18:00 giờ đến 22:00 giờ 
-Ca 4 – làm việc từ 22:00 giờ đến 6:00 giờ hôm sau
 
Xưởng 2 – chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ như sau:
 
-Ca 1 – làm việc từ 6:00 đến 14:00 
-Ca 2 – làm việc từ 14:15 đến 22:15 
-Ca 3 – làm việc từ 22:15 đến 6:00 hôm sau
 
Người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút. Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi ca có thể được Công ty xem xét thay đổi theo mùa, tùy theo yêu cầu của thị trường nhưng luôn đảm bảo không quá 8 giờ làm việc trong một ngày. 
 
Công ty và Người lao động có thể thỏa thuận việc làm thêm giờ nhưng bảo đảm thời gian làm thêm sẽ không quá 4 giờ trong một ngày, 16 giờ trong một tuần và 200 giờ trong một năm. [ Tiểu mục 1, phần II của Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 hướng dẫn chế độ làm thêm giờ theo quy định của Thông tư 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.]
 
(c)Bộ phận bảo vệ
 
Bộ phận bảo vệ cũng làm việc theo ca như bộ phận sản xuất.
 
1.2Thời gian nghỉ hàng tuần
 
(a)Bộ phận văn phòng
 
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày chủ nhật.
 
(b)Bộ phận sản xuất
 
Ngày nghỉ hàng tuần của Người lao động là ngày chủ nhật.
 
(c)Bộ phận bảo vệ
 
Do đặc thù của công tác bảo vệ nên Người lao động sẽ không có ngày nghỉ hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch trực do Trưởng bộ phận phân công hàng tuần nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là một ngày nghỉ hàng tuần cho Người lao động.
 
Trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà Công ty cần phải điều chỉnh thời gian nghỉ hàng tuần thì vẫn phải đảm bảo cho Người lao động được nghỉ ít nhất là 4 ngày trong một tháng.
 
1.3Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương
 
(a)Nghỉ lễ, tết hàng năm
 
Người lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
 
Tết dương lịch: 1 ngày (01/01 dương lịch);
 
Tết âm lịch: 4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch);
 
Ngày Chiến thắng: 1 ngày (30/4 dương lịch);
 
Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (01/5 dương lịch); và
 
Ngày Quốc khánh: 1 ngày (02/9 dương lịch).
 
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
 
(b)Nghỉ phép hàng năm
 
Người lao động có thời gian làm việc 12 tháng liên tục tại Công ty thì được nghỉ hàng năm được hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc. Riêng đối với các bộ phận làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (được bộ phận an toàn lao động công nhận) thì Người lao động được nghỉ hàng năm được hưởng nguyên lương 14 ngày làm việc.
 
Người lao động có thời gian làm việc liên tục tại Công ty dưới 12 tháng thì số ngày phép năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp làm việc liên tục dưới 3 tháng thì chưa được hưởng ngày phép năm cho đến khi thời gian làm việc thực tế từ 3 tháng trở lên.
 
Số ngày phép hàng năm sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ mỗi 5 năm làm việc tại Công ty sẽ được cộng thêm 1 ngày phép.
 
Lịch nghỉ hàng năm sẽ được phân bổ đều cho 12 tháng dương lịch.  
 
Cách giải quyết số ngày phép chưa nghỉ hết trong năm
 
-Trường hợp Người lao động không nghỉ hết số ngày phép được hưởng trong năm dương lịch thì được cộng dồn những ngày chưa nghỉ với những ngày phép được hưởng của năm sau. Tuy nhiên số ngày phép được cộng dồn phải được nghỉ hết trong thời gian 6 tháng đầu của năm sau. Nếu sau thời gian này mà Người lao động không nghỉ hết thì số ngày phép chuyển sang năm sau sẽ bị mất. 
 
-Trường hợp vì nhu cầu công việc mà Công ty yêu cầu Người lao động không nghỉ phép đã đăng ký hoặc không bố trí được lịch nghỉ phép cho Người lao động, Công ty sẽ trả lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ này bằng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
 
-Người lao động do thôi việc hoặc nghỉ việc mà chưa nghỉ phép hàng năm thì được Công ty trả lương cho những ngày chưa nghỉ đến thời điểm thôi việc hoặc nghỉ việc.
 
 
 
(c)Nghỉ việc riêng có hưởng lương[ Điều 78 BLLĐ ]
 
Người lao động được nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
 
Kết hôn: được nghỉ 3 ngày;
 
Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày; 
 
Bố mẹ (cả hai bên chồng vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 3 ngày;
 
Ông bà nộ ngoại, anh chị em ruột của Người lao động mất: được nghỉ 1 ngày; và
 
Vợ Người lao động nam sinh con: được nghỉ 1 ngày.
 
(d)Nghỉ việc riêng không hưởng lương[ Điều 79 BLLĐ]
 
Người lao động có thể thỏa thuận với Công ty để xin nghỉ không hưởng lương tối đa là 2 lần trong một năm trong các trường hợp sau:
 
Người thân trong gia đình Người lao động bị bệnh không có người chăm sóc;
 
Người lao động có con nhỏ mới sinh dưới 6 tháng không người trông coi;
 
Người lao động xét thấy bản thân cần được đào tạo thêm để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cần thiết cho công việc mà Người lao động đang đảm trách; hoặc 
 
Các trường hợp khác mà Công ty xét thấy hợp lý. 
 
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Người lao động không được nghỉ không hưởng lương quá 30 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
 
 
(e)Nghỉ bệnh
 
Nếu Người lao động bị bệnh thì sẽ được nghỉ bệnh theo quy định. Trong trường hợp nghỉ bệnh hơn 1 ngày làm việc thì ngay sau khi trở lại làm việc Người lao động phải cung cấp cho Quản đốc/Trưởng phòng toa kê đơn thuốc của bác sĩ hay giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám để làm cơ sở cho việc xin nghỉ bệnh và cũng để làm cơ sở cho Công ty làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội. Người lao động nào không cung cấp được toa kê đơn của bác sĩ hoặc giấy xác nhận của bệnh viện/phòng khám thì sẽ không được nhận lương của những ngày nghỉ bệnh đó.
 
(f)Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép Người lao động nghỉ trong các trường hợp trên.
 
Đối với trường hợp nghỉ lễ, tết hàng năm, Người lao động sẽ không cần làm đơn xin nghỉ mà chờ thông báo chính thức của Công ty và nghỉ lễ, tết theo nội dung của những thông báo đó.
 
Đối với trường hợp nghỉ phép hàng năm, Người lao động phải đăng ký thời gian nghỉ phép của mình trong năm cho Quản đốc/Trưởng phòng ít nhất là 10 ngày trước ngày nghỉ phép. Người lao động có thể chia số ngày nghỉ phép của mình thành 3 lần trong năm nhưng với điều kiện phải đăng ký trước với Quản đốc/Trưởng phòng và việc nghỉ phép không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
 
Đối với trường hợp nghỉ việc riêng có hưởng lương, Người lao động phải nộp đơn xin nghỉ để kết hôn hoặc vì lý do con kết hôn cho Quản đốc/Trưởng phòng trong vòng 7 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép. Riêng đối với trường hợp nghỉ việc vì có người thân trong gia đình mất thì chỉ cần nộp đơn xin nghỉ việc cho Quản đốc/Trưởng phòng một ngày làm việc trước ngày nghỉ phép;
 
Đối với trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương, Người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc cho Quản đốc/Trưởng phòng 30 ngày làm việc trước ngày nghỉ phép; và
 
Đối với trường hợp nghỉ bệnh, ngay trước khi nghỉ bệnh Người lao động cần chủ động thông báo ngay cho Quản đốc/Trưởng phòng biết về việc xin nghỉ bệnh của mình trừ các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. 
 
1.4Một số quy định đối với lao động nữ [ Điều 114, 115, 117, 141 và 144  BLLĐ]
 
(a)Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại là 4 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, Người lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày. Người lao động có thể đi làm việc trở lại trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho Công ty biết trước để tiện việc sắp sếp công việc; và
 
(b)Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ lương.
 
2.Trật tự trong Công ty
 
2.1Vào ra Công ty
 
(a)Thủ tục vào ra Công ty
 
Người lao động sẽ được Phòng Hành chánh - Nhân Sự cấp thẻ nhân viên. Khi vào Công ty làm việc và ra về cũng như trong giờ làm việc Người lao động được yêu cầu phải đeo thẻ nhân viên. Trong giờ làm việc, nếu cần ra ngoài vì công việc thì phải thông báo cho Quản đốc/Trưởng phòng biết và chỉ khi được sự đồng ý bằng văn bản của Quản đốc/Trưởng phòng thì mới được ra ngoài. Người lao động được yêu cầu phải xuất trình Giấy cho phép ra ngoài của Quản đốc/Trưởng phòng cho phòng bảo vệ.
 
(b)Phạm vi đi lại của Người lao động trong Công ty
 
Người lao động chỉ được đi lại trong phạm vi bộ phận làm việc của mình cũng như trong khuôn viên căn tin của Công ty. Khi muốn ra vào các bộ phận, phòng ban khác hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị của họ cho nhu cầu công việc của mình thì phải được sự đồng ý của Quản đốc/Trưởng phòng phụ trách của mình và Quản đốc/Trưởng phòng của nơi cần ra vào.
 
Trong giờ làm việc Người lao động không được rời bỏ vị trí làm việc đi ra ngoài Công ty mà không được sự đồng ý của Quản đốc/Trưởng phòng.
 
(c)Các trường hợp được phép đi muộn về sớm ngoài quy định chung
 
-Người lao động được phép về sớm nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, tai nạn cần thăm hỏi hay bản thân Người lao động bị bệnh cần về sớm để đi khám bệnh. 
 
-Người lao động cũng được phép đi muộn trong trường hợp kẹt xe do mưa hay tai nạn giao thông có quy mô lớn hay trường hợp phương tiện giao thông bị hỏng hóc cần sửa chữa có xác nhận của nơi sửa xe hoặc các trường hợp bị tai nạn giao thông nhẹ.
 
2.2Tiếp khách trong phạm vi Công ty
 
(a)Tiếp khách phục vụ công việc của Công ty
 
Khi khách vào Công ty phải báo cho bảo vệ biết lý do và công việc cần giải quyết, vật tư mang vào… để bảo vệ hướng dẫn và báo cho các bộ phận liên quan. Khách phải xuất trình giấy tờ mua, bán hàng mang ra (nếu có) để bảo vệ theo dõi và ghi sổ. Khi vào Công ty, khách không được tự tiện đi lại lung tung, chỉ đến những nơi cần giải quyết công việc. Nếu được sự đồng ý của Công ty cho tham quan nơi sản xuất thì phải có người được Công ty phân công trực tiếp hướng dẫn.
 
Khi có khách cần gặp để bàn về công việc của Công ty, Người lao động cần đặt phòng họp trước với Tiếp tân, nội dung đặt phòng họp bao gồm tên khách, công ty, thời gian họp và số lượng người họp dự kiến. Khi khách đến, Tiếp tân có trách nhiệm mời khách vào phòng họp và thông báo cho Người lao động biết. Khách đến liên hệ công tác phải chờ tại phòng họp và không được tự tiện đi lại trong Công ty. Khách được yêu cầu phải đeo bảng tên « Khách » trong suốt thời gian ở trong phạm vi của Công ty và gửi lại bảng tên cho Tiếp tân khi rời khỏi Công ty. 
 
Đại điện các cơ quan ngôn luận khi đến văn phòng Công ty phải được hẹn trước và nếu có nhu cầu phỏng vấn, chụp ảnh phải được sự đồng ý trước của Tổng Giám đốc.
 
Khách vào Công ty phải tuân thủ các quy định về an toàn và phòng cháy chữa cháy của Công ty và phải tuân thủ các quy định về an ninh trong các vấn đề sở hữu thông tin của Công ty khi ra vào Công ty.
 
(b)Tiếp khách trong quan hệ công việc riêng
 
Nói chung Người lao động không được tiếp khách riêng trong giờ làm việc. Tuy nhiên, đối với Người lao động làm việc ở những bộ phận không sản xuất trực tiếp nếu thật sự có nhu cầu cần gặp khách cho công việc riêng thì có thể xin ý kiến trước của Quản đốc/Trưởng phòng.  Nếu được sự đồng ý của Quản đốc/Trưởng phòng thì có thể tiếp khách tại phòng tiếp khách do Công ty qui định. Tuy nhiên thời gian tiếp khách sẽ không quá 1 giờ trong một lần gặp và không quá một lần gặp trong 3 tháng liên tiếp trừ trường hợp Công ty có quy định khác.
 
2.3Tác phong, trang phục, thái độ làm việc khi tiếp khách
 
(a)Bộ phận văn phòng 
 
-Người lao động phải mặc trang phục cá nhân lịch sự và sạch sẽ.  Trang phục phù hợp cho Người lao động nam bao gồm quần tây, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay, giày có quai hậu.  Trang phục phù hợp cho Người lao động nữ bao gồm áo đầm, váy, quần tây, áo kiểu, vớ dài, áo dài, giày có gót hay giày có quai hậu. Dép và giày sandals được xem là không thích hợp và không được mang ở nơi làm việc trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ Công ty cho những trường hợp đặc biệt.
 
-Người lao động phải đối xử thân thiện, tôn trọng, nhã nhặn và hành vi lịch sự đối với khách hàng. Tất cả phòng, ban khi tiếp khách hàng chỉ được phép trao đổi các công việc thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách, có liên quan đến công việc cần giải quyết với khách hàng.
 
(b)Bộ phận sản xuất
 
-Người lao động làm việc ở các phân xưởng (ngoại trừ những người làm việc văn phòng) sẽ được phát đồng phục và trang bị bảo hộ lao động (nếu cần) cho công việc. Trang bị bảo hộ lao động bao gồm găng tay, giày, kính bảo hộ, v.v... sẽ được cung cấp cho Người lao động khi điều kiện công việc đòi hỏi. Người lao động buộc phải mặc đồng phục và sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong suốt thời gian làm việc.  
 
-Người lao động làm việc tại phân xưởng sẽ được cấp một tủ cá nhân và được phát chìa khóa để sử dụng tủ cá nhân trong ngày đầu tiên làm việc. Công ty sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ mất mát tài sản nào của Người lao động trong suốt quá trình làm việc.  Khi thôi việc Người lao động phải trả lại chìa khóa tủ cá nhân cho trưởng bộ phận vào ngày làm việc cuối cùng.
 
-Các bộ phận sản xuất trực tiếp không được tiếp khách hàng. Khi có đoàn tham quan xuống xưởng phải giữ đúng tác phong kỷ luật, an toàn lao động, không trả lời hoặc phải tìm cách từ chối các câu hỏi của khách về bí mật công nghệ, kinh doanh, nhân sự, tiền lương của Công ty.
 
(c)Thường trực, bảo vệ Công ty
 
Bộ phận bảo vệ phải vui vẻ, hòa nhã khi tiếp khách, trực tiếp hướng dẫn khách vào các bộ phận cần liên hệ, không giải quyết cho khách gặp người của Công ty để giải quyết các công việc riêng, tránh làm phật lòng khách, thực hiện phương châm « vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi ». Bộ phận bảo vệ sẽ được trang bị trang phục riêng phù hợp với vị trí công việc.
 
2.4Quy định việc Người lao động phải chấp hành mệnh lệnh sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
 
-Trong thời gian làm việc cho Công ty, Người lao động phải thực hiện theo những hướng dẫn và yêu cầu của Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng và Ban Giám đốc;
 
-Khi nhận công việc của Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng, Người lao động cần chú ý phải thực hiện theo đúng thời gian mà những người này yêu cầu. Trong trường hợp khi nhận công việc mới mà xét thấy thời gian  không đủ thực hiện thì cần thông báo ngay cho người giao công việc của mình để được bố trí thêm người hỗ trợ hay phải làm thêm sau giờ làm việc chính thức để hoàn thành công việc đúng thời hạn; và
 
-Có một số trường hợp Người lao động được quyền không chấp hành mệnh lệnh của Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng  hoặc của Ban giám đốc vì những người này ra lệnh cho Người lao động làm những công việc có nguy cơ gây ra tai nạn lao động, hư hỏng tài sản của Công ty, của Nhà nước, của công dân khác hoặc trái với các quy định của pháp luật. Trong các trường hợp như vậy, nếu không thực hiện lệnh của người điều hành  Người lao động vẫn được xác định là không vi phạm kỷ luật lao động.
 
2.5Những quy định khác
 
Những trường hợp nào chưa được quy định trong nội dung của Nội quy lao động này sẽ được thực hiện theo các quy định trong Sổ tay lao động của Công ty.
 
3.An toàn lao động, vệ sinh lao động
 
3.1Trách nhiệm của Công ty
 
Công ty sẽ trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho Người lao động trong suốt thời gian làm việc cho Công ty.
 
3.2Nghĩa vụ của Người lao động
 
Trong thời gian làm việc cho Công ty, Người lao động phải tuân thủ các yêu cầu sau: 
 
Tham gia đầy đủ có buổi huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện pháp về an toàn lao động và vệ sinh lao động do Công ty tổ chức;
 
Chấp hành lịch khám sức khỏe hàng năm do Công ty tổ chức;
 
Thực hiện các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
 
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
 
Khi thao tác máy phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị được cấp phát. Phải cài nút áo gọn gàng, không được để quần áo lòng thòng có thể quấn vào máy;
 
Phải thành thạo các nút, tay gạt điều khiển máy và biết cách cắt cầu dao điện của máy;
 
Phải nắm vững các điểm và chế độ cho dầu mỡ trong quá trình vận hành máy;
 
Phải thường xuyên theo dõi các mắt dầu, đảm bảo an toàn trong giờ làm việc;
 
Phải sử dụng các dụng cụ đảm bảo an toàn khi gá lắp;
 
Không tự tiện dùng tay hãm máy, lấy sản phẩm khi máy đang quay;
 
Không dùng găng tay hoặc chân để thao tác máy;
 
Không được rời vị trí máy khi máy đang hoạt động;
 
Trong trường hợp có sự cố phải ngắt nguồn điện chính vào máy, giữ nguyên hiện trường, báo cho Quản đốc/Trưởng phòng đến giải quyết. Nếu thấy máy tiếp tục làm việc sẽ gây hư hỏng, tai nạn thì Người lao động có thể kiến nghị cấp trên trực tiếp của mình đến Giám đốc điều hành và có quyền từ chối không tiếp tục vận hành máy;
 
Trong quá trình vận hành máy, nếu Người lao động thấy mệt mỏi mà có thể gây ra tai nạn hoặc hư hỏng sản phẩm thì phải báo cho Quản đốc/Trưởng phòng xin tạm ngừng máy để đến phòng y tế của Công ty khám bệnh. Nếu xét thấy đủ tiêu chuẩn cho nghỉ thì phòng y tế cấp giấy cho nghỉ bệnh. Người lao động chủ động thông báo cho  Quản đốc/Trưởng phòng  để bố trí kịp thời người khác thay thế vào vị trí đó;
 
Phải làm vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, dụng cụ làm việc, thiết bị, máy móc thuộc phạm vi quản lý của mình trước khi kết thúc ca làm việc. Nếu nghỉ việc thì có thể bàn giao lại công việc cho Quản đốc/Trưởng phòng công việc đang làm và các trang thiết bị lao động của Công ty để kịp thời bố trí người khác làm tiếp công việc dở dang. Trong trường hợp chưa bàn giao mà gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do lỗi không bàn giao công việc, dụng cụ gá lắp;
 
Phải sắp xếp vật tư, sản phẩm gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, để phòng sự cố xảy ra;
 
Phải báo cáo kịp thời với những người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của Công ty;
 
Lao chùi, bảo quản, cho dầu mở máy móc, thiết bị theo hướng dẫn. Vào ngày cuối tuần hay trước ngày nghỉ lễ phải tổng vệ sinh, cho dầu mỡ bảo quản máy móc, thiết bị theo quy định;
 
Phải thu gom sản phẩm, vật hư hỏng để giải quyết với kho;
 
Không nấu ăn hoặc dùng bếp điện tại nơi làm việc, không để chai, ly, lọ hoặc các vật tương tự trên máy móc, thiết bị sản xuất để tránh tai nạn xảy ra cho người và máy móc, thiết bị;
 
Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, không vứt rác, khạc nhổ lung tung trong xưởng và nơi công cộng;
 
Không hút thuốc lá trong khu vực sản xuất, kho hàng, văn phòng cũng như trong khuôn viên Công ty. Chỉ được hút thuốc lá trong khu vực nhà ăn mà thôi; 
 
Tuyệt đối tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Công ty. Khi xảy ra hỏa hoạn, cần phải:
 
-báo ngay cho nhân viên bảo vệ và những người xung quanh biết;
 
-bật tín hiệu báo động cháy ở gần nhất;
 
-tắt tất cả các thiết bị điện và nguồn cung cấp khí đốt;
 
-thu dọn và chuyển dời các vật dụng trong khu vực làm việc của mình.
 
Công ty sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp đối với Người lao động có những hành vi tích cực trong việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. Người lao động nào vi phạm những qui định về  an toàn và vệ sinh lao động  của Công ty thì sẽ chịu xử lý kỷ luật và có thể bị khởi tố theo quy định của pháp luật nếu hành vi vi phạm của Người lao động gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
 
4.Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của Công ty
 
4.1Bảo vệ tài sản
 
(a)Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của Công ty.  Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản Công ty một cách phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hoặc đánh cắp tài sản của Công ty;
 
(b)Bất cứ một sự mất mát hay hư hại nào đối với tài sản của Công ty được gây ra bởi sự phung phí, bất cẩn, vô trách nhiệm hay đánh cắp sẽ bị xử lý kỷ luật.  Người lao động sẽ buộc phải bồi thường cho những mất mát hay hư hại đối với tài sản Công ty và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị khởi tố ra tòa theo quy định của pháp luật ; và
 
(c)Người lao động không được mang tài liệu, sổ sách, vật mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị của Công ty ra ngoài. Khi cần mang những tài liệu, sổ sách, vật mẫu, vật tư, máy móc, thiết bị ra ngoài phải có sự chấp thuận của  Quản đốc/Trưởng phòng và phải báo để ghi sổ theo dõi. 
 
4.2Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh
 
(a)Người lao động không được phép tiết lộ bất cứ thông tin mật về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, bí quyết công nghệ hay thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thời gian tại chức hoặc thời gian sau này, ngoại trừ những trường hợp do yêu cầu công việc của Người lao động đó;
 
(b)Người lao động không được sao chép, lấy tài liệu hay những thông tin bảo mật, thiết bị, hàng trong kho, chìa khóa của Công ty nếu không được phép;
 
(c)Vì lý do bảo mật các thông tin kỹ thuật, tài chính, kinh doanh của Công ty, những Người lao động chủ chốt bao gồm các Người lao động có cấp bậc công việc từ Trưởng bộ phận, Quản đốc/Trưởng phòng trở lên, các Người lao động ở Bộ phận Công nghệ, Tiếp thị, Tài chính, và Nhân sự, ngoài các ràng buộc bảo mật thông tin được quy định trong Nội quy lao động này, còn phải ký với Công ty một Hợp đồng bảo mật thông tin riêng rẽ;
 
(d)Trong suốt thời gian làm việc cho Công ty, Người lao động không được trực tiếp hay gián tiếp cạnh tranh với Công ty dưới bất kỳ hình thức nào với tư cách là nhân viên, giám đốc, nhà tư vấn, người cho vay hoặc là đại lý cho bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề với Công ty;
 
(e)Người lao động không được quyền làm thêm ngoài giờ đối với những công ty hay ngành nghề có thể làm phương hại hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của Công ty;
 
(f)Người lao động không được nhận bất kỳ khoản thù lao, hoa hồng, giảm giá, quà cáp, giải trí, tiền trà nước, hoặc ưu đãi, hoặc khoản thanh toán nào mà có thể khiến Người lao động này bị ràng buộc phải làm việc cho bất kỳ bên thứ ba nào đang làm ăn hay mong muốn làm ăn với Công ty hoặc yêu cầu có một nguồn lợi riêng trong công việc làm ăn; và
 
(g)Người lao động không được tác động hoặc gây ảnh hưởng để Công ty làm ăn với bất kỳ mối quan hệ riêng nào của Người lao động đó hoặc v
Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 9060

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK DƯỢC BBU

Trụ sở chính: Số 91-93 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh phía Bắc: Tầng 03, Số 92 Yết Kiêu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh số 1: Số 14/16C7, Đường Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh số 2: 170 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh số 3: Lầu 7 số 100 Phan Xích Long, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline - Zalo - Viber :  0969 232 969

Email: bbuvn68@gmail.com

Website: www.bbu.com