Thực trạng và giải pháp marketing online tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bbu

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING ONLINE  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BBU

 

MỤC LỤC

Trang

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP..................................................................... i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................................ ii

MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH.................................................................... viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... x

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.. 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa thực tiễn. 2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 2

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu. 3

1.6. Bố cục đề tài 3

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ONLINE.. 5

2.1. Khái niệm.. 5

2.1.1. Marketing. 5

2.1.2. Chiến lược Marketing. 6

2.1.3. Digital Marketing. 7

2.1.4. Marketing Online. 7

2.1.4.1. Website. 8

2.1.4.2. Quảng cáo trực tuyến. 8

2.1.4.3. SEM (Search Engine Marketing). 9

2.1.4.4. Thư điện tử E-mail Marketing. 11

2.1.4.5. Social Media Marketing. 11

2.1.4.6. Article Marketing. 12

2.2. Vai trò và chức năng của Marketing Online đối với doanh nghiệp. 12

2.2.1. Vai trò. 12

2.2.2. Chức năng. 12

2.3. Đặc điểm của Marketing Online. 13

2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng của Markeing Online. 13

2.4.1. Môi trường vĩ mô. 13

2.4.1.1 . Yếu tố dân số. 13

2.4.1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật 13

2.4.1.3. Yếu tố kinh tế. 14

2.4.1.4. Yếu tố công nghệ - khoa học kỹ thuật 14

2.4.1.5. Yếu tố văn hóa- xã hội 14

2.4.2. Môi trường vi mô. 14

2.4.2.1. Khách hàng. 14

2.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh. 15

2.4.2.3. Nhà cung cấp. 15

2.4.2.4. Các trung gian Marketing. 15

2.4.3. Môi trường nội bộ. 15

2.4.3.1. Nguồn nhân lực. 15

2.4.3.2. Cơ sở vật chất 16

2.4.3.3. Văn hóa doanh nghiệp. 16

2.5. Tình hình hoạt động Marketing Online. 16

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.. 17

3.1. Phương pháp nghiên cứu. 17

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu. 19

3.2.1. Nghiên cứu định tính. 19

3.2.2. Nghiên cứu định lượng. 20

3.3. Phương pháp chọn mẫu. 20

3.4. Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát 21

3.4.1 Cách thức tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát 21

3.4.2. Mục đích của từng nhóm câu hỏi đối với từng đối tượng khảo sát 21

Chương 4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE CỦA CTY CỔ PHẦN XNK BBU.. 22

4.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần XNK BBU.. 22

4.1.1. Công ty Cổ phần XNK BBU.. 22

4.1.2 Quá trình hình thành và phát triển. 23

4.1.3 Cơ cấu tổ chức: 23

4.1.3.1. Sơ đồ tổ chức. 24

4.1.3.1. Mô tả. 24

4.1.4 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. 25

4.1.5 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK BBU.. 26

4.2. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Marketing Online tại Công ty Cổ phần XNK BBU   29

4.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing Online. 29

4.2.1.1. Môi trường vĩ mô. 29

4.2.1.2. Môi trường vi mô. 32

4.2.1.4. Môi trường nội bộ. 34

4.2.2. Phân tích SWOT của hoạt động Marketing Online. 35

4.2.2.1. Điểm mạnh. 35

4.2.2.2. Điểm yếu. 36

4.2.2.3. Cơ hội 37

4.2.2.4. Thách thức. 37

4.2.3. Thực trạng hoạt động Marketing Online của Công ty Cổ phần XNK BBU.. 38

4.2.3.1. Mô tả các hoạt động Maketing Online. 38

4.2.3.2. Quy trình hoạt động Marketing Online. 41

4.3. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát 48

4.3.1. Phần thông tin cá nhân. 48

4.3.2 Phần khảo sát về các công cụ của Marketing Online. 51

4.3.2.1 Website. 52

4.3.2.2 Quảng cáo trực tuyến. 53

4.3.2.3 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). 54

4.3.2.4 Thư điện tử E-mail Marketing. 55

4.3.2.5 Tiếp thị qua Mạng xã hội 56

4.3.2.6 Đánh giá. 57

4.4. Mặt tồn tại 59

Chương 5. GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 61

5.1. Định hướng phát triển trong 5 năm tới (2018- 2022) của doanh nghiệp. 61

5.1.1.Tầm nhình, sứ mệnh. 61

5.1.2. Mục tiêu. 61

5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Online của Công ty Cổ phần  62

5.2.1. Giải pháp dài hạn. 62

5.2.2. Giải pháp ngắn hạn. 62

5.2.2.1. Hoàn thiện hoạt động trên Website. 62

5.2.2.2. Social Media Marketing. 63

5.2.2.3. Mở rộng hình thức Marketing Online. 64

5.3. Kiến nghị 65

5.3.1. Hoạt động Marketing Online. 65

5.3.2. Nguồn nhân lực. 66

5.4. Kết luận. 67

 

 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

PHẦN 1: BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng:

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2015 – 2016 của

công ty Cổ phần XNK BBU....................................................................................... 27

Biểu đồ:

Biểu đồ 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của BBU............. 28

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ giới tính của đối tượng khảo sát............................................. 49

Biểu đồ 4.3: Khoảng đô tuổi của đối tượng khảo sát.......................................... 49

Biểu đồ 4.4: Nghề nghiệp của đối tượng khảo sát................................................ 50

Biểu đồ 4.5: Mức thu nhập trung bình của đối tượng khảo sát......................... 51

Biểu đồ 4.6: Nguồn thông tin mà khách hàng biết đến BBU.............................. 51

Biểu đồ 4.7: Mức độ đánh giá của khách hàng về Website của BBU............... 52

Biểu đồ 4.8: Mức độ đánh giá về Quảng cáo trực tuyến của BBU................... 53

Biểu đồ 4.9: Mức độ đánh giá về SEO của BBU................................................... 54

Biểu đồ 4.10: Mức độ đánh giá về Email Marketing của BBU......................... 55

Biểu đồ 4.11: Mức độ đánh giá về tiếp thị qua Mạng xã hội của BBU............ 56

Biểu đồ 4.12: Ấn tượng của khách hàn về các công cụ Marketing Online.....               58

Biểu đồ 4.13: Đánh giá chung về hoạt động Marketing Online của BBU.......               59

PHẦN 2: HÌNH ẢNH

Hình 4.1. Logo Công ty Cổ phần XNK BBU.......................................................... 22

Hình 4.2. Hình ảnh danh mục các mặt hàng sản phẩm của BBU...................... 26

Hình 4.3: Độ tuổi của người sử dụng Internet so với tổng dân số tại

Việt Nam....................................................................................................................... 30

Hình 4.4. Giao diện website Công ty Cổ phần XNK BBU................................... 38

Hình 4.5. Giao diện Facebook của Công ty Cổ phần XNK BBU....................... 41

Hình 4.6. Hình ảnh tìm kiếm từ khóa của BBU trên công cụ tìm kiếm

Google........................................................................................................................... 44

Hình 4.7 Phân tích website bbu.vn.......................................................................... 45

Hình 4.8. Thống kê đánh giá Backlink của BBU.................................................. 46

Hình 4.9 Hình ảnh Email chào hàng của  Công ty Cổ phần XNK BBU...........   47

Hình  5.1. Quy trình thực hiện Content Marketing............................................. 64

PHẦN 3: SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu............................................................. 17

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XNK

BBU................................................................................................................................ 24

Sơ đồ 4.2. Quy trình Marketing Online................................................................. 42

 

                                                                                                                                                  

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1

BBU JSC

Best buy USA Import Export Joint stock company

2

SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)

3

IT

Information technology - Công nghệ thông tin

4

SEM

Marketing trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)

5

URL

Địa chỉ trang web (Universal Resource Locator)

6

PPC

Quảng cáo trả tiền theo click (Pay per click)

7

XNK

Xuất nhập khẩu

8

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

                                           

 

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Thực trạng và giải pháp marketing online  tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bbu

Thực trạng và giải pháp marketing online  tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bbu

1.1. Lý do chọn đề tài

Theo thống kê của tổ chức Business Monitor International (2016), Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet khá cao là 9% mỗi năm, xếp hạng thứ 15 trên thế giới. Việt Nam hiện có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Hiện tại, 78% người dùng Internet ở Việt Nam lên mạng mỗi ngày, 55% trong số đó online bằng điện thoại thông minh. Internet đã giúp chuyển biến nhiều khía cạnh cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam, gồm cả cách thức người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp. Cũng theo VCCI đã có 43% người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ rằng, họ lần đầu biết đến sản phẩm họ mua là thông qua quảng cáo trực tuyến.

Qua những con số trên, ta nhận thấy rằng Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng và đầu tư hơn vào Internet để có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng cũng như đối tác.

Ngày nay, khách hàng dành nhiều thời gian lướt web, truy cập mạng xã hội, đọc tin tức trực tuyến thông qua Internet hơn là quan tâm đến các chương trình quảng cáo trên truyền hình, báo chí... Nắm bắt được xu hướng đó, Marketing Online đã được lựa chọn như một phương thức Marketing mới, tiết kiệm chi phí và có thể đánh giá được hiệu quả thông qua các phương tiện kỹ thuật số.

Mặc dù chỉ mới thành lập năm 2013, nhưng trong những năm gần đây xuất phát từ nhu cầu chung, Công ty Cổ phần XNK BBU đã tận dụng lợi thế của mình khi áp dụng hoạt độngMarketing Online vào việc giới thiệu dịch vụ, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ... với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Với mục đích tìm hiểu hoạt động Marketing Online mà Công ty Cổ phần XNK BBU đang áp dụng, từ đó có thể phân tích thế mạnh, điểm yếu của các công cụ để  tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả và khai thác hết tìm năng của nó, đó là lý do tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp Marketing Online tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu BBU” làm đề tài thực tập cho mình.

1.2. Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng của hoạt động Marketing Online đồng thời từ đó phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing Online tại Công ty Cổ phần XNK BBU. Qua đó, nắm rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu và đề ra những giải pháp để có thể hoàn thiện hơn cho hoạt độngtrong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty

Hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng của Marketing Online trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của Smartphone và Internet.

Phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động Marketing Online và giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả chiến dịch Marketing Online trong việc quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn

Làn sóng công nghệ số đang phát triển nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ tới tất cả doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ này là cách thức đi tắt, đón đầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh.

Với tính cấp thiết của đề tài này, sẽ mang lại một cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của Marketing Online trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ định hướng hoạt độngphát triển dài hạn và có hiệu quả trong tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi mà có tới 95% doanh nghiệp sử dụng Internet nhưng chỉ có một số ít áp dụng Marketing Online vào kinh doanh có hiệu quả

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khách hàng, nhà cung cấp, đối tác làm ăn cung cấp sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho hoạt động Marketing Online của Công ty.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về Công ty Cổ phần XNK BBU được thực hiện trong thời gian từ 11-04-2017 đến 11-06-2017.

Về không gian: Chuyên đề này được tôi thực hiện trong quy mô một doanh nghiệp. Cụ thể là Công ty Cổ phần XNK BBU tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về vấn đề cần nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thực trạng của hoạt động Marketing Online tại Công ty Cổ phần XNK BBU và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Công ty.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính

Từ cơ sở lý luận bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi điều tra, khảo sát. Quan sát trực tiếp các kênh Marketing Online của công ty, xem xét những phản hồi của khách hàng trên các công cụ Marketing Online của công ty.

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu tại bàn: sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài Công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong là những báo cáo tài chính như doanh thu từ năm 2014 đến 2016, quy trình thực hiện của các công cụ Marketing Online.

Điều tra, khảo sát: chủ yếu là tiến hành khảo sát, điều tra các khách hàng đã mua, sử dụng qua sản phẩm của Công ty Cổ phần XNK BBU. Số mẫu là 100 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ đào tạo của Công ty Cổ phần XNK BBU tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các câu hỏi khảo sát được gửi qua email khách hàng.

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu sau: thống kê mô tả với phần mềm hỗ trợ Excel 2010.

1.6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo cùng phần phụ lục, nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:

Chương 1. Lời mở đầu

Giới thiệu tổng quan, bao quát về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài cũng như các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong chuyên đề báo cáo

Chương 2. Cơ sở lý luận về Marketing Online

Trình bày các khái niệm về Marketing Online, là cơ sở, nền tảng cho việc đánh giá và phân tích các hoạt động Marketing Online của Doanh nghiệp

Chương 3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Trình bày các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong bài báo cáo, phân tích và đánh giá từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing Online

Chương 4. Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing Online tại Công ty Cổ phần XNK BBU

Giới thiệu về Công ty, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty, phân tích thực trạng, đưa ra những điểm tồn tại trong hoạt động Marketing Online

Chương 5. Kết luận, giải pháp và kiến nghị

Đưa ra định hướng về hoạt động Marketing tại Công ty Cổ phần XNK BBU trong tương lai, nêu ra giải pháp giải quyết các mặt còn tồn tại của công ty đồng thời kiến nghị giải quyết các vấn đề và đưa ra kết luận.

 

 

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ONLINE

2.1. Khái niệm

2.1.1. Marketing

Marketing không có khái niệm thống nhất hoặc cuối cùng nào vì nó tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của mỗi nước trên thế giới. Dù hoạt động Marketing đã xuất hiện từ rất lâu trước đây nhưng khái niệm chỉ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, khái niệm Marketing ngày càng được hoàn thiện hơn.

Theo Phillip Kotler:

“Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi”.

Khái niệm này được trình bày dưới dạng triết lý, phương châm của con người. ông xác định rõ ý tưởng cội nguồn của Marketing là nhu cầu và ước muốn và nội dung cơ bản của Marketing là sự trao đổi giá trị. Vì vậy, Marketing cần cho tất cả mọi người.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA (America Marketing Associate) năm 1985:

“Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức hoặc cá nhân”.

Khái niệm này tiếp cận theo quan điểm chức năng Marketing, khi nói đến Marketing là nói đến 4P, đây cũng là cách tiếp cận của một số giáo trình về Marketing tại Việt Nam vì nó mang ưu điểm là đơn giản và hướng dẫn thực hiện cao. Cách tiếp cận lại phù hợp với quy trình quản trị Marketing mà Philip Korler đưa ra.

Khái niệm của GS. Vũ Thế Phú:

“Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.”

Khái niệm này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và chỉ rõ các nội dung chính của hoạt động Marketing. Đồng thời khái niệm này phù hợp với quan điểm kinh tế cũng như tình tình kinh doanh hiện tại ở nước ta.

Một số khái niệm khác:

“Marketing là thiết lập, duy trì và cũng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này.” (Gronroos, dựa trên mô hình Marketing mối quan hệ)

“Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.” (Học việnHamilton, Hoa Kỳ)

“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng”. (I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hiệp Quốc)

Từ các định nghĩa về Marketing của các nhà khoa học hay Các Hiệp hội Marketing quốc tế, về cơ bản, Marketing có thể được hiểu như là một quá trình đem đến những giá trị về sản phẩm cũng như dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua đó công ty có thể thu về lợi nhuận. Bên cạnh đó Marketing còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó tạo dựng được lòng trung thành của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

2.1.2. Chiến lược Marketing

Theo Phillip Kotler chiến lược Marketing là hệ thống lập luận logic, hợp lý chỉ đạo một đơn vị, tổ chức tính toán cách thức thực hiện các hoạt động Marketing của mình, nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với thị trường mục tiêu, và mức chi phí cho Marketing. Chiến lược Marketing phải xuất phát từ chiến lược tổng thể của công ty. Xây dựng chiến lược Marketing nhằm hiện thực hóa chiến lược tổng thể.

Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing. Chiến lược Marketing thường được định hình bằng các mục tiêu kinh doanh. Con đường mà tổ chức dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận đồng thời là cách quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.

2.1.3. Digital Marketing

Một số khái niệm về Digital Marketing:

“Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” theo Asia Digital Marketing Association.

“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lí” theo Ared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” Theo Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing.

Ở Việt Nam thì Digital Marketing nó còn khá mới mẻ, chưa được áp dụng nhiều, và những định nghĩa về nó còn khá rời rạc. Dưới đây là khía niệm chọn lọc dựa trên ý kiến của các chuyên gia.

“Digital Marketing là việc sử dụng công nghệ số,  Internet vào việc quảng bá và sản phẩm của mình, bằng mọi cách đưa sản phẩm và thương hiệu của mình đến với người dùng. Sử dụng triệt để các hình thức Marketing Online để đẩy thương hiệu và sản phẩm của mình đi xa hơn nữa trong tương lai”.

Điều này cũng có nghĩa, MarketingOnline cũng chính là một bộ phận của Digital Marketing.

2.1.4. Marketing Online

            Marketing online là một hình thức tiếp thị dựa vào môi trường kết nối mạng toàn cầu Internet, thông qua các thiết bị thông minh như laptop, Smartphone, Ipad… Trong khi các kênh tiếp thị truyền thống có chi phí cao và ngày càng không hiệu quả thì tiếp thị trực tuyến lại phát triển nhanh nhờ chi phí thấp, hiệu quả cao.

            Marketing online ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dưới đây là các công cụ phổ biến nhất của Marketing Online:

2.1.4.1. Website

            Hiện này, website là công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kế hoạch Marketing Online đồng thời nó còn đóng vai trò kênh truyền thông cho doanh nghiệp. Website mang lại những lợi thế khác biệt và được xem như làn nền tảng quan trọng cho một doanh nghiệp kinh doanh online. Vì vậy, xây dựng website cho công ty là một việc đầu tiên của mỗi kế hoạch kinh doanh và là khởi đầu thành công cho một chiến lược Marketing Online.

Các loại hình website thường gặp: trang web giới thiệu, quảng bá dịch vụ sản phẩm, website thương mại điện tử, website giải trí, tin tức, đấu giá... Tùy vào sản phẩm, dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp cần lựa chọn loại website cho phù hợp. Website là một kênh thông tin dựa vào nền tảng Internet dùng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp... đến với người tiêu dùng.

Nội dung Website sử dụng sức mạnh của Internet để kết nối doanh nghiệp và khách hàng lại với nhau, chia sẻ thông tin, cung cấp công cụ quản lý, tương tác giữa những người dùng trên Internet.

2.1.4.2. Quảng cáo trực tuyến

Tương tự như nhiều loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán, tuy nhiên khác biệt ở đây là nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó.

Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào đối tượng khách hàng của mình. Một đặc điểm rất hay nữa đó là quảng cáo được truyền tải 24/24 giờ trong ngày, nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo, cập nhập hay gỡ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể xem xét hiệu quả quảng cáo trong khoảng thời gian mình mong muốn và tiếp tục, thay đổi hay hủy bỏ nếu thấy cần thiết.

Có 2 loại quảng cáo trực tuyến thông dụng:

Quảng cáo Banner trên website: là các khẩu hiệu, biểu ngữ (banner),được đặt ở những vị trí bắt mắt, dễ nhìn thấy nhất của một Website . Hình thức quảng cáo này ngày càng sử dụng nhiều phương tiện truyền thông phong phú bao gồm hình ảnh tĩnh, hình động, hoạt ảnh Flash (nháy), với môi trường tương tác với những hình dạng kích thước nhỏ để lưu giữ nhiều các chi tiết liên quan hơn.

Quảng cáo pops-up: Ngoài quảng cáo bằng Banner, thì Pops-up sẽ là một trong những sự lựa chọn tiếp theo của các Doanh nghiệp. Pops-up thực chất là một cửa sổ quảng cáo, nó sẽ xuất hiện khi người dùng truy cập vào một trang web nào đó. Hình thức quảng cáo này khác với banner về phương diện kỹ thuật vì banner được đặt cố định trên trang web còn pops-up chỉ xuất hiện khi truy cập vào đường dẫn của trang web mà Doanh nghiệp được quảng cáo. Hầu hết, các pops-up tập trung sự chú ý của người truy cập, tuy nhiên, hình thức này thường gây khó chịu cho người dùng và làm chậm tốc độ đường truyền.

2.1.4.3. SEM (Search Engine Marketing)

SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp tiếp thị Internet marketing nhằm mục đích giúp cho trang web của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả trên mạng Internet tìm kiếm.

SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quy trình tối ưu hóa tìm kiếm web nhằm tăng lượng truy cập đến trang web từ các bộ máy tìm kiếm. SEO sử dụng các công cụ web để đưa thông tin công ty, sản phẩm, dịch vụ… của công ty lên top công cụ tìm kiếm, ở nước ta hiện nay mọi người thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo, Yandex… Mục tiêu của SEO là đưa trang web lên hàng đầu trong kết quả tìm kiếm theo một số từ khóa cụ thể.

Mỗi doanh nghiệp đều có đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu, mục tiêu kinh doanh khác nhau, vì thế lựa chọn những từ khóa (Key words), phương pháp để thông tin hay Website của doanh nghiệp luôn được ở top đầu trong danh sách của công cụ tìm kiếm.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn google.com để triển khai SEO, nguyên nhân là do gần 90% người dùng Internet trên toàn cầu sử dụng Google và Google cũng tích hợp nhiều tính năng cho phép các chủ website triển khai và đo lường sự hiệu quả của SEO.

PPC (Pay Per Click): Hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên Internet. Tác dụng của hình thức quảng cáo này là làm tăng lưu lượng người truy cập vào trang web thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về trang web của bạn ngay bên cạnh trong phần tìm kiếm kết quả. Theo hình thức này thì chủ đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được qui định trên mỗi cú nhấp chuột vào mẫu quảng cáo. Nếu kinh phí của chiến dịch Internet marketing của bạn lớn bạn có thể sử dụng cách này để tiết kiệm thời gian nhưng bù lại chi phí sẽ cao hơn nhiều so với SEO.

PPI (Pay Per Inclusion): Hình thức nhằm giúp cho trang web, đặc biệt là những trang web mới xây dựng và mới đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể tìm kiếm được các công cụ tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu. Chỉ cần trả một mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau) nhưng mục đích chính của nó là duy trì sự có mặt của trang web của bạn trong hệ cơ sở dữ liệu của họ. Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các trang web có nội dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục website mở khác. Vì thế cho nên nếu trang web của bạn phù hợp với từ khoá được sử dụng để tìm kiếm của trang web thì bạn sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí mà có khi chính bạn cũng không thể ngờ tới.

SMO (Social Media Optimazation): Là một cách tối ưu hoá trang web bằng cách liên kết và kết nối với trang web mang tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về một vấn đề ... Phương pháp SMO thường sử dụng là dùng đến RSS feeds (RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập nhật thường xuyên tin tức, liên tục .. giống như các blog, ...ngoài ra, nó còn có thể có liên kết với một số công cụ khác như: You tube để chia sẻ video, hay Flickr chia sẻ ảnh, album ... để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người đọc thường xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó là địa chỉ quen thuộc.

VSM (Video Search Marketing): Đây là hình thức quảng cáo thông qua các video clip ngắn được đưa lên trang web được tối ưu để có thể được tìm kiếm. Hiện nay, Youtube đang là một trong những web đứng đầu về dịch vụ này. PPI, SMO, VSM dường như ít phổ biến hơn SEO và PPC khi phát triển Internet marketing tại Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp không kể Việt Nam hay hầu hết các doanh gnhieejp trên thế giới vẫn có xu hướng tìm đến những công cụ Internet marketing ít tốn kém nhưng hiệu quả cao.

2.1.4.4. Thư điện tử E-mail Marketing

Tiếp thị qua thư điện tử là một hình thức mà người làm Marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm, dịch vụ của họ. Mục đích của E-mail Marketing là quảng cáo, xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và duy trì, chăm sóc những khách hàng truyền thống. Có 3 loại Marketing bằng thư điện tử:

Loại thứ nhất thư điện tử được gửi từ công ty tới người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm – dịch vụ nhằm thúc đẩy khả năng mua của khách hàng

Loại thứ hai là thừ các kênh ngược lại: từ người tiêu dùng tới các công ty. Người dùng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi của họ.

Cuối cùng là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng, hình thức này thường được sử dụng để hỗ trợ các công ty Marketing.

2.1.4.5. Social Media Marketing

Mạng xã hội là nơi kết nối bạn bè, gia đình hay những người có chung sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, mọi người có thể chia sẻ thông tin về video, hình ảnh, các thông tin cá nhân mà không hề phân biệt không gian và thời gian.

Social Media Marketing là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các mạng xã hội trực tuyến  như Facebook, MySpace, Google plus, Zalo, Zingme...Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình ảnh, video clip… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội. Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại.

Giá trị cốt lõi của mạng xã hội là sự tham gia của rất nhiều thành viên, hiện nay nó đã hình thành các cộng đồng trực tuyến g

Tags
Gửi bình luận của bạn
  • Comment
    Nguyễn Thị Phương Nghi - 06/02/2018 - 13:20
    cho e hỏi có bản full bài phân tích này không cho e xin với ạ

Hãy share để mọi người cùng biết:

Thực trạng và giải pháp marketing online tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bbu Thực trạng và giải pháp marketing online  tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bbu

Ngày nay, khách hàng dành nhiều thời gian lướt web, truy cập mạng xã hội, đọc tin tức trực tuyến thông qua Internet hơn là quan...

10/ 10 - 3366 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 23349

Hỗ trợ trực tuyến

 

    Hotline: 0969 232 969

        (ZALO, VIBER)

 

 

banner 1 Banner 2 Cam-ket-bbu Thời gian làm việc Giấy chứng nhận
Back to top

CAM KẾT HÀNG CHÍNH HÃNG

 

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác