Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2

 
 
Phương pháp 2
 
Đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu. Nếu những phương pháp tại gia không làm tiến triển tình trạng mụn đỏ của bạn, hãy thăm khám bác sĩ da liễu. Sẽ có những đơn thuốc và liệu trình phù hợp dành cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán loại mụn của bạn và cách chữa trị nữa.
 
Một vài dấu hiệu khác mà bạn nên gặp bác sĩ như là mọc lông mặt không mong muốn hay xuất hiện mụn ẩn dưới da.
Thảo luận về những loại thuốc bôi ngoài da với bác sĩ da liễu. Có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da mà những người bị mụn nên sử dụng, thành phần chính gồm antibiotics, retinoids, salicylic acid và benzoyl peroxide. Bên cạnh đó, azelaic acid cũng được tìm thấy trong nhiều loại kem đặc trị, có tác dụng làm giảm đỏ và mụn.
Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2
Retinoids giúp trị mụn đỏ bằng cách chống bí tắc lỗ chân lông, rất hiệu nghiệm. Có một sản phẩm retinoids bạn nên thử là Differin gel, bắt đầu từng chút một và làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
 
Antibiotics giúp chống mưng mủ và tiêu diệt vi khuẩn trên da, từ đó giảm mụn đỏ. 
Benzoyl peroxide tiêu diệt những vi khuẩn kháng antibiotics và làm sạch lỗ chân lông.
Salicylic acid lấy đi những tế bào chết và làm thông thoáng những lỗ chân bị bí tắc.
Làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi thoa thuốc lên da. Số lượng và mức độ sử dụng thuốc bôi da phụ thuộc vào nguồn gốc và tính nghiêm trọng của mụn. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ và chú ý những cảnh báo của họ về tác dụng phụ, phản ứng ngược và phản ứng với các loại thuốc khác.
 
Liệt kê cho bác sĩ biết những loại thuốc mà bạn đang sử dụng và cũng nên nói cho họ biết về dự định mang thai của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ đối với việc chữa trị của bạn.
Kiên nhẫn. Sử dụng thuốc bôi da có thể mất 4 đến 8 tuần để thấy được tiến triển. Đôi khi, mụn đỏ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tốt dần lên. Hãy luôn kiên nhẫn vì da cần thời gian để phục hồi.
 
Thuốc uống kê đơn có thể được sử dụng kèm theo hoặc thay thế thuốc bôi da. Những loại thuốc như antibiotics, thuốc ngừa thai và anti-androgen có thể làm giảm mụn đỏ cũng như là ngăn ngừa mụn quay lại. Nên chú ý rằng một số trong những loại này mang lại tác dụng phụ nghiêm trọng, chỉ được sử dụng với chỉ định của bác sĩ và luôn báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng.
Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2
Thuốc antibiotics uống cũng có tác dụng tương tự như thoa antibiotics, giúp chống lại mẩn đỏ, mưng mủ và diệt khuẩn gây hại. Tuy nhiên lại gây đau dạ dày và phản ứng với thuốc ngừa thai, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Thuốc ngừa thai làm giảm testosterone trong máu, nhờ đó mà giảm triệu chứng mụn, thích hợp với da dễ bị mụn. Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ và thậm chí có tác dụng lâu dài hơn cả antibiotics. Đổi lại là một số phản ứng phụ như tăng cân, đau ngực và xuất hiện những cục máu đông.
 
 
Hỏi bác sĩ da liễu về việc tiêm steroid. Phương pháp này chủ yếu được dùng để chữa trị những cục u lớn và những tổn thương sâu do mụn gây ra, không mang lại lợi ích trong việc kiểm soát mụn trên diện rộng và bề mặt da. Nếu bạn thấy mình có những u mụn lớn hay tổn thương sâu thì tiêm steroid là phương pháp tốt nhất và ít khi để lại sẹo.
Tiêm Cortisone có thể gây ra những phản ứng phụ nhất định như xuất hiện nốt ruồi, lộ vân máu, da mỏng hơn và đau nhức nữa.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị bằng ánh sáng. Mẩn đỏ và mưng mủ do mụn thường bị gây ra bởi vi khuẩn p.acnes. Loại vi khuẩn này có thể bị ngăn chặn hay hạn chế bằng việc chạy ánh sáng, thường là ánh sáng xanh. Liệu trình này được thực hiện ở các spa hay phòng khám của bác sĩ. Loại ánh sáng đỏ giúp giảm sản sinh dầu và mưng mủ. Ngoài ra, một số liệu trình laser nhất định cũng có thể giúp làm giảm mụn và sẹo, bên cạnh mẩn đỏ và mưng mủ.
Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2
Bác sĩ có thể sẽ cần phải thoa thuốc lên vùng da trước khi cho tiếp xúc với ánh sáng. Loại thuốc này sẽ khiến da nhạy cảm hơn với tia sáng.
Liệu trình này cần thực hiện nhiều lần.
Bạn có thể gặp phải những phản ứng phụ như nhạy sáng, da khô hay đỏ tạm thời. 
Phương pháp này sẽ tốn kém hơn so với những phương pháp khác, bạn cần phải cân nhắc ngân sách và ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.
Tags
Gửi bình luận của bạn

Hãy share để mọi người cùng biết:

Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2 Hướng dẫn trị mụn đỏ part 2

Mẩn đỏ và mưng mủ do mụn thường bị gây ra bởi vi khuẩn p.acnes. Loại vi khuẩn này có thể bị ngăn chặn hay hạn chế bằng...

10/ 10 - 3312 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 717

Hỗ trợ trực tuyến

 

    Hotline: 0969 232 969

        (ZALO, VIBER)

 

 

banner 1 Banner 2 Cam-ket-bbu Thời gian làm việc Giấy chứng nhận
Back to top

CAM KẾT HÀNG CHÍNH HÃNG

 

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác