Unilever - Ứng dụng thành công BI
UNILEVER – ỨNG DỤNG THÀNH CÔNG BI
Năm 2001, mặc dù Unilever đã triển khai hệ thống ERP rộng khắp các chi nhánh trên thế giới, nhưng ban quản trị vẫn không có được thông tin hợp nhất ở phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn
1.Thách thức quản lý toàn cầu:
Năm 2001, mặc dù Unilever đã triển khai hệ thống ERP rộng khắp các chi nhánh trên thế giới, nhưng ban quản trị vẫn không có được thông tin hợp nhất ở phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn. Vì Unilever là một công ty đa quốc gia, có cơ cấu tổ chức phức tạp nên việc quản lý, tổng hợp các chỉ số về bán hàng và thị trường của hơn 400 nhãn hiệu nổi tiếng ở 100 quốc gia là gánh nặng rất lớn đối với cơ sở hạ tầng CNTT của tập đoàn ở thời điểm đó.
Sớm nhận ra được những khó khăn và thách thức này, Unilever đã triển khai dự án Unilever Information Project (UIP). Dự án này là một phần trong chiến lược phát triển tổng thể của Unilever (Path to Growth) với những mục tiêu như:
– Hiểu biết tốt hơn nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của các khách hàng trên toàn thế giới
– Đo lường tình trạng “sức khỏe” của hơn 400 nhãn hiệu nổi tiếng và tình hình các nhãn hiệu tương ứng của đối thủ
– Tìm ra chiến thuật để cải tiến tốt hơn việc thu mua nguyên liệu trên toàn cầu
– Cung cấp báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn trên toàn cầu
Kế hoạch đưa ra của dự án này là thiết lập một kho dữ liệu nằm ở trụ sở chính. Kho này sẽ thu thập dữ liệu của toàn bộ các hệ thống ERP ở các công ty chi nhánh trên khắp thế giới, từ đó sẽ xây dựng những báo cáo tổng hợp với nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau.
2.Bài học kinh nghiệm:
Nếu kế hoạch tích hợp thông tin toàn cầu của Unilever thành công thì đây sẽ là vũ khí tiềm năng của tập đoàn này trong việc tăng doanh số và thị phần so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được kế hoạch này, dự án cũng vướng phải một số khó khăn nhất định, như việc quản lý dữ liệu dùng chung (Master data) và công đoạn làm sạch dữ liệu để phục vụ cho phân tích. Để giải quyết khó khăn, Unilever đã lập ra bộ phận chuyên quản lý kho dữ liệu dùng chung với sự hỗ trợ của hệ thống Master Data Management được triển khai kèm theo Business Intelligence (BI). Vì thế nên dự án UIP có tới 2 nhà cung cấp giải pháp : Kalido chịu trách nhiệm về kho dữ liệu, quản lý dữ liệu dùng chung; Business Object chịu trách nhiệm về kết nối với các hệ thống ERP để thu thập dữ liệu về kho dữ liệu
(Data Integrator)
3.Lợi ích thu được:
a.Thông tin bao quát toàn cầu:
Trước kia, cơ chế quản lý nhãn hiệu theo từng vùng, miền, lãnh thổ, khiến nhà quản trị của Unilever không có cái nhìn tổng quát ở mức toàn cầu. Từ khi triển khai BI, Unilever rút ngắn được rất nhiều thời gian quản lý cũng như giảm bớt số nhân sự quản lý cao cấp cho mỗi nhãn hàng. Thay vì phải bố trí mỗi quốc gia gần 400 giám đốc nhãn hàng tương ứng với số nhãn hàng hiện có, thì nay Unilever chỉ phải bố trí mỗi nhãn hàng 1 giám đốc quản lý trên toàn cầu. Người này với sự hỗ trợ của BI sẽ theo dõi tình hình của một nhãn hiệu từ mức tổng quát nhất (toàn cầu) đến mức chi tiết nhất (từng lãnh thổ, vùng, miền).
b.Cải tiến việc thu mua nguyên vật liệu:
Với sự hỗ trợ thông tin về giá nguyên vật liệu và về những nhà cung cấp tốt nhất, Unilever có được sự lựa chọn tốt hơn trong việc mua nguyên vật liệu với giá thấp nhất, thời gian giao hàng ngắn nhất, chất lượng tốt nhất, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí mua nguyên vật liệu và có khả năng cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất cho bộ phận sản xuất.
c.Cải tiến dịch vụ khách hàng và chuẩn bị tốt nguồn nhân lực:
Giải pháp BI cung cấp một bức tranh tổng thể về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với các nhãn hiệu cụ thể nào đó. Một nhãn hiệu có thể có lãi với thị trường các quốc gia phát triển nhưng có thể lỗ ở những nước nghèo. Nhờ vào bức tranh tổng thể này, Unilever có thể cải tiến hoặc tạo ra những sản phẩm phù hợp hơn đối với người tiêu dùng ở những quốc gia khác nhau.
d.Báo cáo tài chính được tổng hợp nhanh và chính xác:
Trước kia, các công ty ở các quốc gia sẽ gửi báo cáo tài chính về trụ sở chính để tổng hợp cho tập đoàn, việc này mất khá nhiều thời gian và không chính xác. Từ khi có BI, mọi thứ đều được tự động trong thời gian ngắn nhất, nhờ vậy ban quản trị có thể nắm được tình hình tài chính của các công ty chi nhánh và của tập đoàn trên toàn cầu với độ chính xác cao.
CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐÀO TẠO
Thạc sĩ - Trần Văn Tuyến
Giám đốc Công ty cổ phần XNK BBU
168 Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão, Quận 1
ĐT: 0938 768 468 - 0286 273 3456
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK BBU
Trụ sở chính: Số 168 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 , Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 08 6273 3456 Fax: 08 3856 9823
Mã số thuế: 0312539862
Hotline: 0969 232 969 (Zalo, Viber)
Email: bbuvn68@gmail.com
Số lần xem: 4160